IRS Logo
Print

Quốc Tế: Lợi Tức Tại Ngoại Quốc Cũng Phải Nộp Thuế

English

Nhiều công dân Hoa Kỳ (Mỹ) và ngoại kiều thường trú cũng có lợi tức từ các nguồn ngoại quốc. Trong thời gian gần đây đã có những trình báo về việc IRS (Sở Thuế Vụ) lưu ý đến những người đóng thuế có trương mục tại Liechtenstein. Thật ra thì sự lưu tâm của IRS bành trướng ra ngoài các trương mục tại Liechtenstein và đến những trương mục ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Từ đó, IRS cũng nhắc nhở quý vị phải trình báo lợi tức trên toàn cầu trong tờ khai thuế của mình tại Hoa Kỳ.

Nếu quý vị là công dân Hoa Kỳ hay ngoại kiều thường trú, thì phải trình báo lợi tức từ mọi nguồn trong và ngoài phạm vi Hoa Kỳ. Ðiều này luôn luôn đúng, bất kể quý vị có nhận Mẫu W-2 (Khai Trình Thuế và Lương Bổng), Mẫu 1099 (Tờ Khai Thông Tin), hoặc tài liệu tương đương ở ngoại quốc hay không. Nên xem Ấn Phẩm 525 - Lợi Tức Chịu Thuế và Không Chịu Thuế - để biết thêm thông tin.

Ngoài ra, nếu quý vị là công dân Hoa Kỳ hay ngoại kiều thường trú, nói chung các quy tắc khai thuế lợi tức, tài sản và quà tặng - và trả thuế ước tính - đều giống y hệt, dù cho quý vị đang sống tại Hoa Kỳ hoặc ở ngoại quốc.

Che Dấu Lợi Tức Ở Hải Ngoại (Hiding Income Offshore)

Không trình báo lợi tức từ nguồn ngoại quốc thì bị xem là phạm tội. IRS và các nơi hợp tác quốc tế cùng nhau truy tìm những kẻ che dấu lợi tức hoặc tài sản ở hải ngoại để trốn thuế. Các kiểm xét viên IRS được huấn luyện đặc biệt sẽ chú trọng vào hoạch định mạnh bạo trốn thuế quốc tế, kể cả việc lạm dụng những pháp nhân và cơ chế đã thiết lập tại cơ quan tư pháp ngoại quốc. Mục đích của điều này là giữ cho các công dân và người thường trú tại Hoa Kỳ luôn luôn trình báo chính xác lợi tức của họ và trả đúng tiền thuế.

Trương Mục Tài Chánh Ngoại Quốc (Foreign Financial Accounts)

Ngoài việc trình báo lợi tức trên toàn cầu, trong tờ khai thuế tại Hoa Kỳ, quý vị còn phải cho biết mình có trương mục đầu tư hay trương mục ngân hàng nào tại ngoại quốc hay không. Ðạo Luật Bí Mật Ngân Hàng (Bank Secrecy Act) đòi hỏi quý vị đệ nộp Mẫu TD F 90-22.1, Trình Báo FBAR (Foreign Bank and Financial Accounts, hay Trương Mục Tài Chánh và Ngân Hàng tại Ngoại Quốc), nếu:

  • Quý vị có quyền lợi tài chánh, thẩm quyền ký tên, hoặc thẩm quyền khác ở một hay nhiều trương mục tại ngoại quốc, và
  • Tổng giá trị của mọi trương mục tài chánh ngoại quốc vượt quá $10,000 vào bất cứ lúc nào trong niên lịch.

Có thêm thông tin về đòi hỏi trình báo trương mục tài chánh ngoại quốc trong Bản Tin FS-2007-15, Ðòi Hỏi Trình Báo Trương Mục Tài Chánh Ngoại QuốcẤn Phẩm 4261, Quý Vị Có Trương Mục Tài Chánh Ngoại Quốc hay không?

Hậu Quả khi Trốn Thuế Lợi Tức đánh trên Nguồn Ngoại Quốc (Consequences for Evading Taxes on Foreign Source Income)

Quý vị sẽ gánh chịu hậu quả nghiêm trọng nếu IRS phát hiện quý vị dấu diếm không trình báo lợi tức hoặc không tiết lộ trương mục tài chánh ngoại quốc. Hậu quả có thể không chỉ là phải nộp thuế phụ trội, mà còn bị hình phạt nặng nề, phải trả những món tiền lời, tiền phạt đáng kể, và còn bị tống giam.

Trình Báo Kẻ Mưu Mô Vận Dụng Mánh Khóe Trốn Thuế tại Hải Ngoại (Reporting Promoters of Off-Shore Tax Avoidance Schemes)

IRS khuyến khích quý vị trình báo những kẻ mưu mô vận dụng mánh khóe trốn thuế tại hải ngoại. Người tố giác nào trình rõ chứng cớ trường hợp gian dối cho IRS thì có thể hội đủ tiêu chuẩn được thưởng nếu nộp Mẫu 211, Ðơn Yêu Cầu Tưởng Thưởng vì Cung Cấp Thông Tin Gốc, và tuân theo những phương thức đã phác thảo trong Thông Báo 2008-4, Các Yêu Sách Nộp Lên Văn Phòng Chuyên Trách Tố Giác của IRS theo Ðoạn 7623.


Công Dân Hoa Kỳ và Ngoại Kiều Thường Trú ở Ngoại Quốc (US Citizens and Resident Aliens Abroad)

English

Nếu quý vị là công dân Hoa Kỳ hoặc ngoại kiều thường trú, nói chung các quy tắc khai thuế lợi tức, tài sản và quà tặng - và trả thuế ước tính - đều giống y hệt, bất kể quý vị đang ở tại Hoa Kỳ hay ngoại quốc. Lợi tức trên toàn cầu sẽ bị đánh thuế lợi tức Hoa Kỳ, bất kể quý vị thường trú tại đâu.

Khi Nào Ðệ Nộp (When to File)

Nếu quý vị thường trú ở hải ngoại, hoặc đang phục vụ trong quân ngũ ngoài phạm vi Hoa Kỳ, thì được tự động gia hạn thêm 2 tháng - nghĩa là cho tới ngày 15 tháng Sáu - để nộp tờ khai thuế. Tuy nhiên, vẫn phải trả mọi khoản thuế đáo hạn vào ngày hay trước ngày áp dụng cho tờ khai gốc (15 tháng Tư) để khỏi bị thu tiền lời.
Nếu quý vị không thể nộp tờ khai của mình trước hoặc vào ngày đáo hạn, thì có thể yêu cầu gia hạn thêm tới ngày 15 tháng Mười bằng cách nộp Mẫu 4868 trước ngày đáo hạn của tờ khai. Tuy nhiên, mọi khoản chi trả sau ngày 15 tháng Sáu đều phải chịu cả tiền lời lẫn tiền phạt vì chưa trang trải nợ.

Nơi Ðệ Nộp (Where to File)

Nếu quý vị là công dân Hoa Kỳ hay ngoại kiều thường trú (Người Có Thẻ Xanh) và đang sống tại ngoại quốc, thì gởi tờ khai thuế qua bưu tín đến địa chỉ:

Department of the Treasury
Internal Revenue Service Center
Austin, TX 73301-0215
USA

Tiền trả thuế ước tính phải được gởi qua bưu tín chung với mẫu 1040-ES tới địa chỉ:

Internal Revenue Service
P.O. Box 1300
Charlotte, NC 28201-1300
USA

Người đóng thuế có AGI (Adjusted Gross Income, hay Tổng Lợi Tức Ðã Ðiều Chỉnh) là $58,000 hoặc ít hơn sẽ có thể nộp tờ khai thuế theo dạng điện tử miễn phí nếu sử dụng Free File. Người đóng thuế có AGI lớn hơn $58,000 vẫn có thể sử dụng e-file bằng cách mua nhu liệu thương mại. Một số ít hãng cũng cung cấp nhu liệu có thể chấp nhận địa chỉ ngoại quốc. Muốn biết điều nào thích hợp nhất cho mình, quý vị nên nhờ người khác giúp chọn nhà cung cấp nhu liệu.

Mã Số Người Ðóng Thuế (Taxpayer Identification Number)

Mỗi người đóng thuế đệ nộp tờ khai tại Hoa Kỳ - hoặc được ghi là người thuộc quyền trên đó - đều cần có số SSN (Social Security Number, hay Số An Sinh Xã Hội) hoặc số ITIN (Individual Taxpayer Identification Number, hay Mã Số Cá Nhân Ðóng Thuế). Muốn có số SSN thì nên dùng mẫu SS-5, Ðơn Xin Lấy Thẻ An Sinh Xã Hội. Muốn lấy mẫu SS-5 - hoặc biết quý vị có hội đủ tiêu chuẩn được thẻ an sinh xã hội hay không - thì nên liên lạc với Văn Phòng An Sinh Xã Hội, hoặc xem Các Hoạt Ðộng An Sinh Xã Hội Quốc Tế. Nếu quý vị hoặc người hôn phối không hội đủ tiêu chuẩn được số SSN, thì có thể xin số ITIN bằng cách nộp mẫu W-7 cùng với tài liệu thích hợp.

Tỷ Giá Hối Ðoái (Exchange Rates)

Quý vị phải ghi rõ số tiền trình báo trên tờ khai thuế tại Hoa Kỳ ở dạng Mỹ kim. Nếu quý vị nhận một phần hay toàn bộ lợi tức hoặc trang trải một vài hay tất cả phí tổn bằng ngoại tệ, thì phải chuyển ngoại tệ thành Mỹ kim. Nói chung người đóng thuế sẽ xử dụng tỷ giá hối đoái trung bình hàng năm để trình báo lợi tức ngoại quốc mà họ nhận thường kỳ suốt năm. Tuy nhiên, nếu quý vị có giao dịch tại ngoại quốc vào những ngày cụ thể, thì cũng có thể xử dụng tỷ giá hối đoái trong các ngày đó. Có thể xem các tỷ giá hối đoái tại www.oanda.com. Có thể xem tỷ giá hối đoái trung bình hàng năm cho hầu hết các quốc gia tại mục Tỷ Giá Hối Ðoái Trung Bình Hàng Năm.

Cách Tìm Nơi Trợ Giúp Thuế Vụ (How to Get Tax Help)

Văn Phòng IRS tại Philadelphia cống hiến dịch vụ trợ giúp thuế vụ quốc tế. Văn phòng này mở cửa từ thứ Hai đến thứ Sáu, từ 6:00 sáng tới 11:00 khuya, giờ Miền Ðông, và có thể liên lạc qua:

  • Ðiện thoại: 1 (267) 941-1000 (không miễn phí)
  • Ðiện sao (FAX): 1 (267) 941-1055
  • Ðiện thư (email): Ðiện thư đến IRS Bưu tín: Internal Revenue Service
    Philadelphia, Pa 19255-0725

IRS có nhân viên dịch vụ khách hàng thường trực để trợ giúp về thuế tại các Ðại Sứ Quán và Lãnh Sự Quán sau đây ở ngoại quốc:

Thành phố Ðịa chỉ Điện thoại/Điện sao
Frankfurt

IRS
U.S Consulate (Đại Sứ Quán Hoa Kỳ) Frankfurt
Giessener Str. 30
60435 Frankfurt am Main
Germany

Dịch vụ trợ giúp người nộp thuế theo hẹn
Mỗi thứ ba: 9:00 sáng - 12:30 trưaĐể lấy hẹn, xin gọi +49 069-7535-3811

Luân Đôn

Internal Revenue Service (Sở Thuế Vụ)
United States Embassy (Đại Sứ Quán Hoa Kỳ)
24/31 Grosvenor Square
London W1A 1AE United Kindom

Trợ giúp không cần lấy hẹn
Thứ Ba đến thứ Năm
9:00 sáng- 1:00 trưa và 2:00 chiều - 4:00 chiều

Dịch Vụ qua Điện Thoại
ĐT: [44] (207) 894-0476
9:00 sáng đến trưa Thứ Hai đến thứ Sáu
Điện sao: [44] (207) 495-4224

Paris

United States Embassy (Đại Sứ Quán Hoa Kỳ)/IRS
2 Avenue Gabriel
75382 Paris Cedex 08, France

Trợ giúp không cần lấy hẹn 9:00 sáng- trưa
Dịch vụ qua điện thoại: Thứ Hai-thứ Sáu 1:30 trưa - 3:30 chiều
ĐT. [33] (01) 4312-2555
Điện sao: [33] (01) 4312-2303

irs.paris@irs.gov

Bắc Kinh

Internal Revenue Service (Sở Thuế Vụ),
U.S. Embassy Beijing (Đại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Bắc Kinh),
No. 55 Anjialou Road,
Beijing 100600 Peoples
Republic of China

ÐT: +86-10-8531-3000,
Điện sao +86-10-8531-4287,
Thứ Hai-thứ Sáu 8:00 sáng - 5:00 chiều.
Chỉ dành cho buổi hẹn trước

irs.beijing@irs.gov


Ðánh Thuế Ngoại Kiều Không Thường Trú (Taxation of Nonresident Aliens)

English

Ngoại kiều là bất cứ người nào không là công dân Hoa Kỳ hoặc kiều dân Hoa Kỳ. Ngoại kiều không thường trú là ngoại kiều chưa đạt tiêu chuẩn cấp Thẻ Xanh hoặc kiểm tra thật sự có mặt.

Ai Phải Khai Thuế? (Who Must File)

Nếu quý vị đáp ứng tiêu chuẩn của bất cứ mục nào sau đây thì phải khai thuế:

  • Ngoại kiều không thường trú có tham gia hay được xem như tham gia vào hoạt động mậu dịch hoặc thương mại tại Hoa Kỳ trong năm. Quý vị phải đệ nộp ngay cả khi:
    o Lợi tức không xuất phát từ hoạt động mậu dịch hay thương mại thực hiện tại Hoa Kỳ,
    o Quý vị không có lợi tức từ các nguồn kinh doanh tại Hoa Kỳ, hoặc
    o Lợi tức được miễn trả thuế lợi tức.

Tuy nhiên, nếu nguồn lợi tức duy nhất của quý vị tại Hoa Kỳ là lương bổng, và số tiền này ít hơn khoản miễn trừ cá nhân (xem Ấn Phẩm 501), thì không đòi hỏi phải khai thuế.

  • Ngoại kiều không thường trú không tham gia vào hoạt động mậu dịch hay thương mại tại Hoa Kỳ nhưng có lợi tức ở Hoa Kỳ, và chưa trả hết nợ thuế trên lợi tức đó khi khấu lưu tiền thuế ngay tại nguồn.
  • Ðại diện hay đại lý giữ trách nhiệm khai thuế cho người đã nhắc đến tại mục (1) hoặc (2),
  • Thể nhân trông giữ tài sản hay quỹ tín thác của ngoại kiều không thường trú, hoặc
  • Thể nhân là người thường trú hay người nhà được ủy thác - hoặc người khác đang giữ nhiệm vụ chăm sóc con người hay trông giữ tài sản của cá nhân không thường trú - có thể phải khai thuế lợi tức cho cá nhân đó và trả tiền thuế (Tham khảo Quy Ðịnh của Bộ Ngân Khố: Treas. Reg. 1.6012-3(b)).

LÝU Ý: Nếu quý vị là ngoại kiều không thường trú thuộc dạng học sinh, giáo viên, hoặc người tập sự chỉ tạm thời có mặt tại Hoa Kỳ theo chiếu khán "F,""J,""M," hay "Q", thì được xem là có tham gia vào hoạt động mậu dịch hoặc thương mại tại Hoa Kỳ. Quý vị chỉ phải nộp Mẫu 1040NR (hoặc Mẫu 1040NR-EZ) nếu có lợi tức bị đánh thuế, chẳng hạn như lương bổng, tiền boa, học bổng sinh viên và nghiên cứu sinh, cổ tức, v.v... Nên tham khảo mục Học Sinh và Nghiên Cứu Sinh Ngoại Quốc để biết thêm thông tin.

Ðòi Khoản Hoàn Trả hoặc Quyền Lợi (Claiming a Refund or Benefit)

Quý vị cũng phải khai thuế lợi tức nếu muốn:

  • Ðòi khoản hoàn trả tiền thuế khấu lưu dư hay trả lố, hoặc
  • Ðòi quyền lợi trên bất cứ khoản khấu giảm hay tín thuế nào. Thí dụ: nếu quý vị không tham gia hoạt động thương mại tại Hoa Kỳ nhưng có lợi tức từ bất động sản, và quý vị muốn xem đó là lợi tức có liên kết hữu hiệu (effectively connected income), thì phải kịp thời nộp tờ khai chân thật và chính xác để đòi mọi khoản khấu giảm có thể có trên lợi tức này.

Lợi Tức Phải Trình Báo (Which Income to Report)

Ðối với ngoại kiều không thường trú, nói chung phải chia lợi tức bị đánh thuế lợi tức Hoa Kỳ thành hai hạng loại:

Sau khi trừ các khoản khấu giảm, Lợi Tức Có Liên Kết Hữu Hiệu bị đánh thuế theo biểu suất từng bậc lũy tiến. Cũng áp dụng biểu suất y hệt cho công dân Hoa Kỳ và người thường trú. Nói chung lợi tức FDAP có bao gồm lợi tức đầu tư thụ động, nhưng trên lý thuyết, nó có thể gồm chứa hầu như mọi dạng lợi tức. Lợi tức FDAP bị đánh thuế cố định 30 phần trăm (hoặc với biểu suất thấp hơn theo hiệp ước), và hoàn toàn không có khoản khấu giảm nào. Phải trình báo Lợi Tức Có Liên Kết Hữu Hiệu ở trang một của Mẫu 1040NR. Phải trình báo lợi tức FDAP ở trang bốn của Mẫu 1040NR.

Biểu Mẫu Phải Ðệ Nộp (Which Form to File)

Nếu bị đòi hỏi khai thuế lợi tức thì ngoại kiều không thường trú phải xử dụng:

Có thể tìm thêm thông tin tại mục Biểu Mẫu Phải Ðệ Nộp.

Thời Ðiểm và Nơi Chốn Ðệ Nộp (When and Where To File)

Nếu quý vị là nhân viên hoặc tự làm chủ, và có lương bổng hay thù lao (vì không là nhân viên) bị khấu lưu thuế lợi tức Hoa Kỳ, hoặc quý vị có văn phòng hay địa điểm thương mại tại Hoa Kỳ, thì nói chung phải khai thuế với hạn chót là ngày 15 của tháng thứ 4 sau khi niên thuế kết thúc. Ðối với người khai thuế theo niên lịch, nói chung đó là ngày 15 tháng Tư.

Nếu quý vị không là nhân viên hoặc chủ tư doanh có lương bổng hay thù lao (vì không là nhân viên) bị khấu lưu thuế lợi tức Hoa Kỳ, hoặc nếu quý vị không có văn phòng hay địa điểm thương mại tại Hoa Kỳ, thì nói chung phải khai thuế với hạn chót là ngày 15 của tháng thứ 6 sau khi niên thuế kết thúc. Ðối với người khai thuế theo niên lịch, nói chung đó là ngày 15 tháng Sáu.

Hãy nộp Mẫu 1040NR-EZ và Mẫu 1040NR theo địa chỉ đã nói rõ trong phần hướng dẫn cho Mẫu 1040NR-EZ và 1040NR.

Gia hạn thời gian đệ nộp (Extension of Time to File)

Nếu quý vị không thể nộp tờ khai thuế trước hoặc vào ngày đáo hạn thì phải nộp Mẫu 4868 (PDF) với mục đích yêu cầu tự động gia hạn thêm sáu tháng để đệ nộp. Quý vị phải nộp Mẫu 4868 trước hoặc vào ngày đáo hạn khai thuế thường kỳ.

Quý Vị Có Thể Bị Mất Các Khoản Khấu Giảm và Tín Thuế (You Could Lose Your Deductions and Credits)

Muốn được hưởng lợi ích khả dĩ nhờ các khoản khấu giảm hoặc tín thuế thì quý vị phải kịp thời nộp tờ khai thuế lợi tức chân thật và chính xác. Vì mục đích này, sẽ xem là kịp thời nếu nộp tờ khai trong vòng 16 tháng kể từ ngày đáo hạn vừa nhắc đến. Sở Thuế Vụ có quyền từ chối các khoản khấu giảm và tín thuế ghi trên tờ khai nộp trễ hơn 16 tháng sau ngày đáo hạn khai thuế. Nên tham khảo mục Thời Ðiểm Ðệ Nộp tại Chương 7 của Ấn Phẩm 519, Hướng Dẫn Ngoại Kiều Nộp Thuế Hoa Kỳ (PDF) để biết nhiều chi tiết phụ trội.

Ngoại Kiều Xuất Cảnh (Departing Alien)

Trước khi rời khỏi Hoa Kỳ, mọi ngoại kiều (cũng có một số ngoại lệ) đều phải xin giấy chứng nhận tuân hành. Chớ quên lấy tài liệu này - cũng thường gọi là giấy phép ra khơi hoặc giấy phép xuất cảnh - từ IRS trước khi rời khỏi Hoa Kỳ. Quý vị sẽ được cấp giấy phép ra khơi hay xuất cảnh sau khi nộp Mẫu 1040-C (PDF) hoặc Mẫu 2063 (PDF).

Ngay cả khi quý vị đã rời khỏi Hoa Kỳ và nộp Mẫu 1040-C, Tờ Khai Thuế Lợi Tức của Ngoại Kiều Sắp Rời Khỏi Hoa Kỳ (PDF), vào lúc xuất cảnh, quý vị vẫn phải nộp tờ khai thuế lợi tức hàng năm. Nếu quý vị đã kết hôn và cả hai vợ chồng đều phải khai thuế, thì mỗi người sẽ phải nộp tờ khai riêng, trừ khi một trong hai người là công dân Hoa Kỳ hoặc ngoại kiều thường trú, và trong trường hợp đó ngoại kiều xuất cảnh có thể nộp chung tờ khai với người hôn phối (Tham khảo Người Hôn Phối Không Thường Trú Ðược Xem Như Người Thường Trú).


Ðánh Thuế Ngoại Kiều Thường Trú (Taxation of Residents Aliens)

English

Lợi Tức Chịu Thuế (Taxable Income)

Nói chung lợi tức của ngoại kiều thường trú sẽ bị đánh thuế y hệt như công dân Hoa Kỳ. Nếu quý vị là ngoại kiều thường trú thì phải trình báo mọi khoản tiền lời, cổ tức, lương bổng hay thù lao phục vụ khác, lợi tức từ tài sản cho thuê hoặc tác quyền - và các dạng lợi tức khác - trên tờ khai thuế tại Hoa Kỳ. Quý vị phải trình báo những món tiền này, bất kể nguồn xuất phát ở trong hay ngoài phạm vi Hoa Kỳ.

Phân Suất Thuế (Tax Rates)

Nói chung ngoại kiều thường trú bị đánh thuế y hệt như đối với công dân Hoa Kỳ. Nghĩa là lợi tức của họ trên toàn cầu sẽ bị đánh thuế Hoa Kỳ, và phải trình báo lợi tức đó trên tờ khai thuế tại Hoa Kỳ. Lợi tức của ngoại kiều thường trú sẽ chịu biểu thuế từng bậc lũy tiến thường áp dụng cho công dân Hoa Kỳ. Ngoại kiều thường trú cũng dùng Bảng Thuế và Biểu Suất Thuế thường áp dụng cho công dân Hoa Kỳ - các bảng biểu này có ở phần hướng dẫn cho Mẫu 1040 (PDF), 1040A (PDF), hoặc 1040EZ (PDF).

Diện Ðệ Nộp (Filing Status)

Ngoại kiều thường trú có thể sử dụng những diện đệ nộp (cương vị khai thuế) y hệt như công dân Hoa Kỳ. Quý vị có thể ghi các khoản khấu giảm y hệt như đối với công dân Hoa Kỳ nếu là ngoại kiều thường trú trong toàn bộ niên thuế. Quý vị nên lấy Mẫu 1040 cùng với hướng dẫn để biết thêm thông tin về cách ghi các khoản khấu giảm được hưởng.

Xin Miễn Trừ (Claiming Exemptions)

Quý vị có thể xin miễn trừ cho cá nhân và miễn trừ cho người thuộc quyền đúng theo quy định về vấn đề phụ thuộc áp dụng trên công dân Hoa Kỳ. Quý vị có thể xin miễn trừ cho người hôn phối trên tờ khai thuộc diện Ðã Kết Hôn và Khai Thuế Riêng nếu người hôn phối không có tổng lợi tức phải nộp thuế Hoa Kỳ và không là người thuộc quyền của người đóng thuế nào khác. Quý vị có thể xin miễn trừ này ngay cả khi người hôn phối không phải là ngoại kiều thường trú trong toàn bộ niên thuế, hoặc là ngoại kiều chưa đặt chân tới Hoa Kỳ. Quý vị có thể xin miễn trừ cho mỗi người hội đủ tiêu chuẩn là người thuộc quyền đúng theo quy định áp dụng trên công dân Hoa Kỳ. Người thuộc quyền phải là công dân hay kiều dân Hoa Kỳ, hoặc là người thường trú tại Hoa Kỳ, Gia Nã Ðại hay Mễ Tây Cơ trong một phần năm lịch là thời điểm bắt đầu niên thuế của quý vị. Nên lấy Ấn Phẩm 501 (Miễn Trừ, Khấu Giảm Chuẩn, và Thông Tin Ðệ Nộp) để biết thêm thông tin. Cũng nên tham khảo mục Ngoại Kiều - Có Thể Xin Bao Nhiêu Trường Hợp Miễn Trừ?

THẬN TRỌNG (Caution): Người hôn phối và mỗi người thuộc quyền của quý vị đều phải có Số An Sinh Xã Hội hoặc Mã Số Cá Nhân Ðóng Thuế thì mới được xem là trường hợp miễn trừ hoặc người thuộc quyền.

Các Khoản Khấu Giảm (Deductions)

Ngoại kiều thường trú có thể xử dụng Danh Mục A của Mẫu 1040 để ghi các khoản khấu giảm liệt kê chi tiết y hệt như công dân Hoa Kỳ. Những khấu giảm này bao gồm một số phí tổn y tế và nha khoa, thuế lợi tức tiểu bang và địa phương, thuế bất động sản, tiền lời trả cho nợ vay mua nhà, đóng góp từ thiện, mất mát do thiệt hại rủi ro và trộm cắp, và nhiều dạng khấu giảm khác.
Nếu quý vị không liệt kê khấu giảm chi tiết, thì có thể xin khấu giảm chuẩn cho diện đệ nộp của riêng mình. Muốn biết thêm thông tin thì nên xem Mẫu 1040 cùng với hướng dẫn tương ứng.

Tín Thuế (Tax Credits)

Nói chung ngoại kiều thường trú xử dụng những quy tắc y hệt như đối với công dân Hoa Kỳ để xin tín thuế và trình báo tiền nộp thuế, kể cả khấu lưu. Sau đây là một vài loại tín thuế quý vị có thể xin: tín thuế chăm sóc trẻ em và người thuộc quyền, tín thuế cho người cao niên và tàn tật, tín thuế trẻ em, tín thuế học tập, tín thuế ngoại quốc, tín thuế lợi tức do lao động, và tín thuế nhận con nuôi chánh thức.

Các Biểu Mẫu và Ngày Hết Hạn (Forms and Due Dates)

Ngoại kiều thường trú phải nộp Mẫu 1040EZ, Tờ Khai Thuế Lợi Tức cho Người Ðệ Nộp Ðộc Thân và Khai Chung Không Có Người Thuộc Quyền (PDF), Mẫu 1040A, Tờ Khai Thuế Lợi Tức Cá Nhân (PDF) hoặc Mẫu 1040, Tờ Khai Thuế Lợi Tức Cá Nhân (PDF) theo địa chỉ đã ghi trong phần hướng dẫn cho các mẫu đó. Ngày hết hạn nộp tờ khai và trả mọi khoản thuế là ngày 15 tháng Tư của năm tiếp theo sau năm quý vị khai thuế. Vào ngày 15 tháng Tư, quý vị được tự động gia hạn tới ngày 15 tháng Sáu để đệ nộp nếu nơi kinh doanh chánh và nhà ở của quý vị nằm ngoài phạm vi Hoa Kỳ và Puerto Rico. Quý vị có thể được tự động gia hạn thời gian đệ nộp tới ngày 15 tháng Mười nếu nộp Mẫu 4868 (PDF) vào ngày hoặc trước ngày 15 tháng Tư (ngày 15 tháng Sáu, nếu hội đủ tiêu chuẩn được gia hạn đến lúc đó). Nên xem hướng dẫn cho biểu mẫu quý vị muốn nộp để biết thêm thông tin.

Nên tham khảo Ấn Phẩm 4588, Hướng Dẫn Thuế Vụ Căn Bản cho Người Có Thẻ Xanh: Tìm Hiểu Nghĩa Vụ Nộp Thuế Hoa Kỳ (PDF) để biết thêm thông tin.

Page Last Reviewed or Updated: 2012-08-04